Cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 - 2024: 'San sẻ yêu thương'
Ngày 28.1 (tức 29 tết), thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Du lịch, UBND Q.8 phối hợp các đơn vị mua lại hoa của tiểu thương tặng người dân chơi tết. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" diễn ra từ ngày 27.1 đến hết ngày 28.1 (tức từ 28 tết đến hết 29 tết). Theo đó, từ sáng 28 tết, tại tuyến đường hoa Bến Bình Đông – một phần của chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền", ban tổ chức đã tiến hành thu mua hoa và chậu cảnh tại hơn 50 gian hàng. Các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ, hoa mào gà… được chọn mua để hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ số lượng hoa còn lại. Số hoa này sau đó được trao tặng cho 400 hộ gia đình khó khăn và 40 khu phố trên địa bàn Q.8, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng chạp năm Giáp Thìn, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp các đơn vị tài trợ thu mua thêm khoảng 2.000 chậu hoa, cây cảnh để trang trí "Đường hoa nghĩa tình" đợt 2. Đây là hoạt động nhằm làm mới không gian, phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh trong dịp tết. Tính chung cả chương trình, tổng cộng có khoảng 9.500 chậu hoa các loại được thu mua để phục vụ trang trí tuyến đường hoa và trao tặng các hộ gia đình khó khăn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp ngày xuân. Tuyến "Đường hoa nghĩa tình" tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Mỗi ngày, tuyến đường hoa đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, chụp ảnh và được duy trì đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ. Theo Sở Du lịch TP.HCM, chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" và hoạt động trang trí "Đường hoa nghĩa tình" là lời tri ân đến cộng đồng tiểu thương và các gia đình khó khăn; đồng thời là sự kết nối giữa giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại của TP. Những chậu hoa rực rỡ không chỉ điểm tô sắc xuân mà còn truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tạo nên một mùa rết ấm áp và tràn đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người."Đường hoa nghĩa tình" được tổ chức tại khu vực nhà cổ tuyến đường Bình Đông (P.13, Q.8). Đường hoa này gồm 6 khu vực bao gồm các cụm tiểu cảnh: Cổng chào - Trên bến dưới thuyền - Xuân Ất Tỵ 2025, Năm Ất Tỵ 2025, chợ Bến Thành, tái hiện Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, cụm tiểu cảnh tuần lễ Trái cây Q.8 và cầu khỉ - thuyền hoa.Ông chủ Tonkin Cottage và bí quyết khiến khách nước ngoài mê mẩn cà phê Việt
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ còn 399 USD/tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan là 404 USD/tấn, Ấn Độ là 413 USD/tấn và Thái Lan là 431 USD/tấn.Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới liên tục đi xuống nhưng gạo Việt Nam giảm mạnh nhất do Philippines, thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam đang đẩy mạnh một loạt chính sách nhằm hạ giá gạo. Đáng kể nhất là việc nước này ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực vào ngày 4.2. Mục tiêu của chính sách này nhằm giảm giá gạo nội địa được cho là đang ở mức cao khoảng 45 - 58 peso/kg. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) tuyên bố trong tuần này sẽ bán gạo dự trữ 350.000 tấn cho các địa phương mức giá 33 peso/kg để các đơn vị này phân phối lại ra thị trường với giá 35 peso/kg (tương đương khoảng 15.300 đồng/kg).Những chính sách mới này ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu gạo của thương nhân Philippines. Mới nhất, họ trì hoãn hợp đồng nhập khẩu 350.000 tấn gạo để thương lượng lại giá. Là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới và là thị trường chủ lực của Việt Nam nên những diễn biến này khiến giá gạo Việt Nam tụt dốc không phanh. Chưa kể, thương nhân các nước khác thấy giá gạo liên tục giảm cũng tiếp tục chờ khiến cho tình trạng càng thêm xấu.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2024 Philippines tiêu thụ đến 46,1% trong tổng số 9 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam; đứng thứ 2 là Indonesia với 13,2% và Malaysia xếp thứ 3 với 7,5%. Còn trong tháng 1.2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 500.000 tấn và 308 triệu USD tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Trận chiến pháp lý về cuộc chiến Hamas - Israel
Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền nhiều lỗi vi phạm giao thông. Điển hình là ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng.Cũng vì mức phạt nâng rất cao, nhiều người kinh doanh dịch vụ cho thuê ô tô tự lái bày tỏ lo ngại về trường hợp khách thuê xe vi phạm giao thông, nhưng không bị xử phạt trực tiếp mà là "phạt nguội", thì phải làm thế nào.Thực tế cho thấy, với lỗi vi phạm "phạt nguội", thông tin thường cập nhật muộn, khi khách đã trả xe rồi. Có những khách hàng không thừa nhận lỗi vi phạm do mình gây ra, cũng không chịu đến cơ quan công an để hợp tác xử lý. Vậy chủ xe có bị phạt không, có chế tài nào để xử lý đối với hành vi của khách hàng?Bộ Công an cho hay, Nghị định 168/2024 quy định đối với trường hợp vi phạm phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để giải quyết vụ việc vi phạm.Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản hoặc ứng dụng giao thông trên thiết bị di động dành cho công dân do Bộ Công an xây dựng, quản lý, vận hành khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin; đồng thời cập nhật thông tin về phương tiện vi phạm trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT.Chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt đối với hành vi vi phạm được phát hiện.Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mà chủ phương tiện vi phạm, người vi phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện có quy định phải kiểm định), cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe (nếu đã xác định được người vi phạm).Cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe trước khi thực hiện đăng kiểm, đăng ký xe, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe có trách nhiệm tra cứu dữ liệu phương tiện vi phạm, người vi phạm được cơ quan CSGT gửi thông báo đến. Nếu có thông tin về phương tiện vi phạm, người vi phạm thì chưa giải quyết việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện vi phạm, chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định câu chuyện khách thuê trả xe rồi chủ xe mới phát hiện bị "phạt nguội" không phải hiếm gặp. Việc cần làm của chủ xe nếu rơi vào tình thế này, đó là hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Nhắc lại quy định tại Nghị định 168/2024 mà Bộ Công an đã viện dẫn ở trên, luật sư Tâm nói việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người vi phạm là trách nhiệm của chủ xe. Trường hợp không chứng minh hoặc không có căn cứ để yêu cầu người thuê xe nộp phạt, chủ xe sẽ là người đóng phạt.Để tránh rắc rối, chủ xe cần có những giải pháp chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền lợi của mình ngay từ thời điểm cho thuê xe.Ví dụ, việc cho thuê xe phải được lập hợp đồng. Nội dung hợp đồng cần đề cập rõ đến việc bên nào chịu trách nhiệm nộp phạt khi điều khiển xe vi phạm giao thông. Đây sẽ là căn cứ để chủ xe yêu cầu bên thuê hoàn trả tiền nộp phạt (nếu phải nộp phạt thay), hoặc có thể khởi kiện.Ngoài ra, khi nhận bàn giao xe, chủ xe có thể yêu cầu bên thuê đặt cọc tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 tháng chẳng hạn) nhằm đảm bảo nghĩa vụ nộp phạt nếu bị "phạt nguội".Trong thời hạn đặt cọc, chủ xe phải thường xuyên tra cứu thông tin phạt nguội đối với phương tiện cho thuê. Nếu có vi phạm, chủ xe có thể khấu trừ tiền cọc để nộp phạt; nếu không phát hiện vi phạm thì trả lại tiền cọc cho bên thuê.
Ham muốn giảm đi
Toàn cảnh 1.651 ngành xét điểm thi năng lực trên cổng ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024
Ngày 3.2, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, trong 9 ngày Tết Ất Tỵ (từ 25.1 - 2.2), CSGT TP.HCM đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp vi phạm, trong đó có 2.381 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Bên cạnh đó, CSGT TP.HCM lập biên bản 281 trường hợp chạy quá tốc độ, 19 trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, 226 trường hợp điều khiển xe không có GPLX, 337 trường hợp dừng xe, đỗ xe không đúng quy định.CSGT tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX 375 trường hợp.Theo PC08, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhìn chung tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn TP được duy trì ổn định. Thời điểm trước và sau kỳ nghỉ tết, lưu lượng phương tiện có sự tăng cao, tập trung chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, các khu vực cửa ngõ, khu vực bến xe, nhà ga, sân bay, bến phà.CSGT TP đã bố trí lực lượng để điều tiết, phân luồng giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông.Về tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn được kéo giảm trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, từ 25.1 - 2.2, toàn TP xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 4 người, làm bị thương 8 người, so với cùng kỳ giảm 10 vụ (-43%), giảm 7 người chết (-64%); giảm 4 người bị thương (-33%).Thời gian tới, CSGT sẽ bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, để qua đó, tạo sự răn đe, nhắc nhở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông.